Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

HƯỚNG DẨN CÀY ĐẶT MegaCore
(Atmega 64, 128, 640, 1280, 1281, 2560, 2561, AT90CAN32, AT90CAN64, AT90CAN128)

Trình biên dịch IDE của Arduino có chức năng hổ trợ chúng ta lập trình bộ MiniCore (đã giới thiệu ở bài trước, gao gồm atmega 8, 88, 168, 328) mà MegaCore như: ATmega64, ATmega128, ATmega640, ATmega1280, ATmega1281, ATmega2560, ATmega2561, AT90CAN32, AT90CAN64 and AT90CAN128. Và cho phép nạp Code thông qua Uart sau khi nạp bootloader.
Để cày đặt bộ MegaCore cho IDE ta tiến làm như sau:
Bước 1: Tải bộ Megacore tại link sau:
Bước 2: Coppi và giải nén toàn bộ file vào thư mục mới trong hardware thư mục cày đặt của IDE. C:\Program Files (x86)\Arduino\hardware.
Bước 3: Mở lại IDE chương trình sẽ tự cày đặt thư viện Core mới.


** Vậy là chúng ta đã có thể lập trình bộ MegaCore trên IDE rồi nhé, Việc mua một MCU chính hãng hiện nay cũng khá đơn giản và giá thành khá rẻ giúp tiết kiệm chi phí tối ưu hơn trên sản phẩm. chúc các bạn vui vẻ.
** Sơ đồ chân của các MCU như sau:

** Chúc các bạn tối vui vẻ nhé !!!




Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

HƯỚNG DẨN CÀY ĐẶT MiniCore (Atmega 8/48/88)
lập trình Atmega 8/48/88 trên Arduino IDE

Chức năng bootloader
Bootloader giúp cho chip của bạn có thể nạp code bằng USB UART, sau khi nạp có thể thay cho chip trên board uno bị hỏng, hoặc nạp code trực tiếp qua phần mềm arduino ide, bootloader là gì thì nhờ bác google search nhé.
Cách nạp bootloader
Bước 1: Nạp code arduino ISP cho mạch chính (A)


Nạp chương trình mẫu Arduino ISP lên mạch Arduino đang có bootloader. Ta mở trình biên dịch Arduino IDE -> File -> Examples -> 11.Arduino ISP -> ArduinoISP. Vào menu Tools -> Programmer chọn AVR ISP. Bấm Ctrl + U để upload chương trình.
Bước 2: Cắm dây theo hình bên dưới
A: boad mạch chính. B: boad mạch cần nạp.


Bước 3: Cài thư biện Board của MiniCore
Mở Arduino IDE. Mở File -> Preferences. Nhập URL này vào mục Additional Boards Manager URLs:
https://mcudude.github.io/MiniCore/package_MCUdude_MiniCore_index.json
Mở menu Tools > Board > Boards Manager... Đợi platform index tải xong. Cuốn xuống dưới tìm mục MiniCore rồi nhấn vào Click Install. Cài đặt xong thì đóng cái Boards Manager lại.

Vậy là bây giờ trong list Board của bạn, ở phần MiniCore đã có đủ các MCU Atmega dòng 8 bit rồi đấy.


Bước 4: Nạp Bootloader và Arduino Code cho Chip Atmega

1: Chọn chip cần nạp.
2: Chọn bộ dao động.
3: Chọn chế độ nạo của boad arduino chính.
4: Click vào mục số 4 để nạp boadloader cho chíp.

** Vậy là chúng ta đã nạp thành công rồi nhé. Tên các chân tương thích với Arduino Uno



Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019


Phương pháp khối phổ
Mass Spectrometry 

Khối phổ là gì?

Phương pháp khối phổ (Mass Spectrometry) là phương pháp nghiên cứu các chất, bằng cách đo chính xác khối lượng phân tử chất đó.
Phương pháp phổ khối là một kỹ thuật đo trực tiếp tỷ số khối lượng và diện tích của ion (m/e) được tạo thành trong pha khí của nguyên tử của mẫu. Tỷ số này được hiển thị bằng đơn vị khối lượng của nguyên tử (atomic mass unit) hoặc bằng Dalton. 1 amu = 1 Da và bằng khối lượng của nguyên tủ hydro.
Các phân tử chất nghiên cứu phải ở dạng khí hoặc hơi, được ion hoá bằng các phương pháp thích hợp (va chạm điện tử, trường điện từ, ion hoá học, chiếu xạ bằng photon…).
Tuỳ theo loại điện tích của ion đem nghiên cứu mà người ta phân biệt máy khối phổ ion dương hoặc ion âm.
Cấu tạo máy khối phổ
Khối phổ kế là một thiết bị dùng phương pháp phổ khối, cho ra phổ khối lượng của một mẫu để tìm ra thành phần của nó. Có thể ion hóa mẫu và tách các ion của nó với các khối lượng khác nhau và lưu lại thông tin dựa vào việc đo đạc cường độ dòng ion.
Bất kỳ máy khối phổ nào cũng có bốn khối chức năng sau đây:
-   Hệ thống nạp mẫu.
-   Buồng Ion hóa.
-   Bộ phân tích.
-   Bộ thu tín hiệu.
Trong 4 khối chức năng trên khối nào cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất là khối là bộ phận phân ly các ion có khối lượng khác nhau thành từng thành phần.
Theo bộ phận phân tích người ta chia các máy khối phổ thành 4 loại sau đây:
-   Bộ phân tích từ.
-   Bộ phân tích tứ cực (Trip quatrupod)
-   Bộ phân tích theo thời gian bay (Q-TOF).
-   Bộ phân tích cộng hưởng ion cyclotron.
Các tín năng chủ yếu của máy phụ thuộc chính vào bộ phân tích. Trong các loại máy 3 loại máy đầu là phổ biến nhất.
Theo tính năng bộ thu tín hiệu người ta chia máy khối phổ ra làm 2 loại:
-   Máy khối phổ ghi bằng kính ảnh: Tín hiệu phổ được ghi bằng kính ảnh ở dạng vạch có độ đen khác hau. Các máy khối phổ đầu tiên thuộc loại này.
-   Máy khối phổ kế: các tín hiệu của chùm ion được đưa vào máy tính, qua máy tính tín hiệu sẽ được đưa ra dưới dạng bảng hoặc đồ thị thích hợp. ngày nay các máy phân tích phổ thường dùng lọa này.

Quy trình cơ bản của phương pháp Mass Spectrometry


Sơ đồ khối cở bản của một thiết bị Mass Spectrometry
Hệ thống nạp mẫu (same enters chamber)
Chuyển các mẫu cần phân tích vào nguồn ion hóa của máy khối phổ. Có 2 phương pháp nạp mẫu chính tỳ thuộc vào máy phân tích:
-         Mẫu nạp dạng khí: áp dụng đối với các chất khí, chất lỏng (dể bay hơi).
-         Nạp mẫu trực tiếp: áp dụng với các chất rắng, tinh thể, …
Mẫu có thể được đốt nóng tới 200 – 3000C bởi nhiệt từ sợi đốt (heater vaporizes sample), ở áp suất thấp do đó có thể làm bay hơi cả những chất có khối lượng phân tử lớn tới 1000 nếu nó không chứa các nhóm phân cực, hoặc có khối lượng phân tử tới 300 nếu là những phân tử phân cực vừa phải.
Khối lượng mẫu chỉ cần vài microgram. Trong trường hợp đặc biệt, mẫu có thể được đưa thẳng vào buồng ion hóa không qua khối làm bay hơi. Khi đó chỉ cần vài nanogram hoặc picogram.
Buồn ion hóa (Ion source)
Ion hóa bằng va chạm điện tử (Electron Impact Ionization)
Mẫu sau khi hóa hơi được phóng vào buồng ion hóa qua khe a và bị bắn phá bởi chùm electron b (electron source). Sự bắn phá này sẽ làm tách một điện tử ra khỏi phân tử nghiên cứu làm cho phân tử biến thành ion dương, được gọi là ion phân tử (cation gốc hay ion gốc).
Hình mô tả nguyên lý ion hóa
Các ion dương chuyển động hướng về các bản gia tốc c và d (ions acceletate). Còn ion âm thì bị hút về phía thành sau của buồng ion hóa (vì ở đó tích điện dương so với phía trước của buồng ion hóa).
Các ion dương đi qua các bản c và d được gia tốc dưới tác dụng của hiệu điện thế khoảng 8 kV rồi rời khỏi buồng ion hóa từ khe g. Tốc độ gia tốc được điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp đặt lên các bản cực gia tốc.
Để đảm bảo chuyển động tự do cho các ion, ở buồng ion hóa cũng như ở bộ phân tích người ta phải hút chân không tới ~ 10-7 mmHg.
Ion hóa bằng trường điện từ (Feld Ionization)
Ion hóa bằng trường điện từ  (FI) là một phương pháp sử dụng các điện trường rất mạnh để tạo ra các ion từ phân tử.
Tại buồng ion hóa đặt người ta tạo ra điện trường mạnh bằng cách đặt lên các “mũi nhọn” là bộ phận phát từ trường dưới dạng dây dẫn mãnh hay các lưỡi mãnh, một điện thế, cho một trường điện từ có điện từ cỡ 107 – 1010 V/cm. Dưới tác dụng của điện trường mạnh như trên các phân tử khí đi qua sẽ bị bứt ra các điện tử.
Ion hóa bằng điện trường mạnh thì điện tử bức ra khỏi phân tử vẫn ở trạng thái cơ bản cho nên đỉnh phổ thu được gọi là nét phổ (rất sắc nét và chính xác).
Hình mô tả nguyên lý ion hóa bằng trường điện từ
Bộ phân tích (Analyzer)
Được coi là quả tim của máy khối phổ có nhiệm vụ tách các ion có trị số m/z khác nhau thành từng phần riêng biệt.
Bộ phân tích từ:
Các mảnh ion trong buồng ion hóa chuyển vào bộ phận tách chủ yếu là các ion mang điện tích dương (+).
Tỉ số khối được tính bằng công thức m/e
+ m: là khối lượng ion.
+ e: điện tích ion.
Trong quá trình tách có cả các phân tử trung hòa, ion âm (-), ion dương (+),… nhưng người ta chỉ chú ý tách ion (+) bằng cách cho dòng ion đi qua một nam châm hình ống, khi đi qua nam châm này các mảnh ion chuyển động theo hình vòng cung với bán kính khác nhau tùy theo số khối.
Hình mô tả nguyên lý lọc ion dùng từ trường

Hình học hóa nguyên lý lọc ion dùng từ trường 
Dưới tác dụng của tù trường các ion chuyển động theo một quỹ đạo tròn với bán kính r phụ thuộc vào các tham số sau:
V: Hiệu điện thế giữa 2 bản gia tốc c và d ở buồng ion
m: Khố lượng của ion
e: Điện tích của ion
H: Cường độ từ trường
Bán kính r của bộ phân tích cố định -> thay đổi cường độ từ trường sẽ làm cho các ion có tỉ số m/e khác nhau lần lược di qua khe h để tới Detector.
Với cách phân tách này chúng ta dể dàng phân biệt được các ion với khối lượng khác nhau. Trên khối phổ ta sẽ ghi nhận được tín hiệu tương ứng với từng tỉ số m/e khác nhau.
Bộ phân tích tứ cực:
Bao gồm 4 cực bằng kim loại (đường kính khoảng 1cm và dài khoảng 15 – 20cm) đặt song song và sát nhau, có một khoảng không giữa 4 cực để cho các ion bay qua (hình 2.18). Có một điện điện thế một chiều và tín hiệu xoay chiều cao tần áp vào các cặp điện cực đối diện, tạo ra một trường lọc tĩnh điện.
Các ion chuyển động theo hướng trục z và dao động đi về 2 hướng x, y vuông góc với hướng đi. Đa số các ion sẽ va đập vào các cực khi giao động chỉ một số ít ion thỏa mãn điều kiện mới qua các thanh này tới đầu dò tại thời điểm tức thời. Bộ lọc khối tứ cực có thể phân tách đến 2.400 amu (đơn vị khối lượng nguyên tử) trong một giây.
Điều kiện:
            + m: khối lượng ion
            + U: điện thế gia tốc
            + ro: nữa khoảng cách hai cực đối diện.
            + f: tần số dao động.
Bộ phân tích tứ cực
Bộ thu tín hiệu (Detector)
Bộ nhân eletron
Các ion ra khỏi bộ phận phân tích có cường độ rất nhỏ cỡ vài nano ampe (nA) nên cần được khuếch đại để bộ thu tín hiệu có thể thu được, một trong những thiết bị này là một máy nhân electron nó tạo ra các ion thứ cấp khi có ion ban đầu đập vào bề mặt kim loại.
Tác đọng của ion lên bề mặt các chất bán dẫn tạo ra các electron, tiếp tục tăng tốc và va chạm với các bán dẫn khác tạo ra nhiều electron. Các electron thu được và số lượng của chúng tỉ lệ thuận với cường độ tín hiệu tại Detector.
Cường độ tín hiệu thu được khoảng 106 cường độ tín hiệu ban đầu.
Nguyên lý hoạt động bộ nhân electron
Bộ nhân quang
Bộ thu quang này kết hợp các thiết bị dò ion và photon, loại đầu thu này hoạt động bằng cách chuyển đổi ion thành electron và sau đó thành photon. Loại đầu thu này thu được cả ion (-) và ion (+). Các ion (+) thì được gia tốc về các dynode (-) và các ion (-) thì được gia tốc về dynode (+) và phát ra các electron thứ cấp .
Các electron thứ cấp (secondary electron) được phát ra sau đó được gia tốc về phía màn phát quang (phosphorescent screen) và phát ra các photon. Các photon này được thu nhận bở bộ phận thu quang (photomultiplier tube) đặt phía sau màn phát quang các tín hiệu quang này sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện và đồng thời được khuếch đại từ 104 đến 105 lần.  
Mặc dù bộ thu quang tương đối phức tạp hơn vì nó đòi hỏi nhiều công đoạn chuyển đổi nhưng tuổi thọ của chúng dài hơn tuổi thọ của các bộ thu electron, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường vì bộ phận quang được đóng  trong vỏ thủy tinh hút chân không. Thời gian đáp ứng nhanh hơn độ nhạy lớn hơn. Trên các thiết bị phân tích phổ hiện đại gần đây kỹ thuật này được sử dụng rất rộng rãi.
Nguyên lý hoạt động bộ nhân quang
Ứng dụng phương pháp khối phổ
Xác định các hợp chất chưa biết bằng cách dựa vào phổ khối lượng của phân tử hợp chất hay từng thành phần riêng của nó.
Xác định cấu trúc của một hợp chất nào đó bằng cách nghiên cứu các thành phần riêng lẻ của nó.
Định lượng lượng chất trong một mẫu khi kết hợp các phương pháp khác (phương pháp phổ khối vốn không phải là định lượng).
Nghiên cứu cơ sở của hóa học ion thể khí (ngành hóa học về ion và chất trung tính trong chân không).
Xác định các thuộc tính vật lí, hóa học hay ngay cả sinh học của hợp chất với nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Trong y học đặc biệt dùng để phân tích protein.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019


Phương pháp phổ khả kiến
 UV- visible spectrophotometry

Đo quang phổ là gì?

Mỗi hợp chất hóa học điều có tính hấp thụ, truyền, hoặc phản xạ ánh sáng truyền tới nó trên một phạm vi nhất định của bước sóng. Đo quang phổ là phương pháp định lượng chất hấp thụ hoặc truyền ánh sáng bằng cách đo cường độ ánh sáng khi chùm tia ánh sáng truyền qua dung dịch mẫu dựa trên nguyên lý sự hấp thụ chọn lọc bước sóng của dung dịch.
Quang phổ kế là một dụng cụ đo lượng photon (cường độ ánh sáng) hấp thụ sau khi nó đi qua dung dịch mẫu. Tùy thuộc vào phạm vi bước sóng của nguồn sáng  máy đo quang phổ được chia làm hai loại khác nhau:
-   Máy quang phổ có thể nhìn thấy UV: sử dụng dãy ánh sáng trên dãy cực tím (185 – 400 nm) và dãy quang phổ điện từ (400 – 700 nm) có thể nhìn thấy được.
-   Máy quang phổ IR: sử dụng dãy ánh sáng trên dãy hồng ngoại (700 – 15000 nm) của phổ bức xạ điện từ.
Hầu hết các máy quang phổ ngày nay điều sử dụng vùng ánh sáng UV.

Máy đo quang phổ UV

Khi nguyên tử ở trạng thái hơi tự do, nếu ta chiếu một chùm tia sáng có những bước sóng xác định vào đám hơi nguyên tử đó, thì các nguyên tử tự do đó sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định ứng đúng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình phát xạ của nó, được gọi là quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do. Ứng với mỗi giá trị năng lượng ΔE mà nguyên tử đã hấp thụ ta sẽ có một vạch phổ hấp thụ với độ dài sóng đi đặc trưng cho quá trình đó, nghĩa là phổ hấp thụ của nguyên tử cũng là phổ vạch. Nhưng nguyên tử không hấp thụ tất cả các bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình phát xạ.

Ứng dụng định luật Lambert – Beer:
Hình ảnh định luật hấp thụ Beer–Lambert của chùm tia 
Khi chùm sáng có cường độ Io truyền tới môi trường có bề dày d thì bị hấp thụ một phần nên cường đố ánh sáng ra khỏi môi trường là I < Io. Nếu Io nhỏ và các hiện tượng phản xạ, tán xạ không đáng kể thì :
I = Ioexp(-α .C.d)
Độ truyền qua:          T= I/I0
Độ hấp thụ:               A = - logT = log 10e. (α .C.d )= 0, 434. (α .C.d)
Trong đó:
C là nồng độ của dùng dịch (mol/l hoặc %)
d là bề dày của lớp dung dịch (cm)
α là hệ số hấp thụ đặc trưng cho cấu tạo của chất tan trong dung dịch phụ thuộc bước sóng ánh sáng đơn sắc.


Hình ảnh nguyên lý hoạt động phương pháp quang phổ UV 1 tia


Hình ảnh nguyên lý hoạt động phương pháp quang phổ UV 2 tia
Nguồn sáng (Light source)
Nguồn sáng có nhiệm vụ cung cấp bức xạ tương thích với quá trình đo, bức xạ được cung cấp bới nguồn sáng thường là các bức xạ đa sắc, nó bao trùm một khoảng rộng của phổ.
Nguồn sáng phải ổn định trong khoảng thời gian đo, cường độ bức xạ được phát ra không được dao động. Ngoài ra, nguồn bức xạ không nên thay đổi đột ngột trong phạm vi bước sóng của nó.
Đèn Deuterium


Hình ảnh bóng dèn Deuterium

Hình ảnh mô tả nguyên lý hoạt động đèn Deuterium
Đèn deuterium gồm hai điện cực là Anode và Cathode được chết tạo từ cấu trúc hợp kim niken để tạo ra phổ ánh sáng tôt nhất, và một dây tóc bằng volfram (filament) đặt trên cực âm (Cathode) của đèn. Bên trong đèn được bơm đầy khí hydro.
Giữa Anode và Cathode được cung cấp một điện áp khá lớn khoản 300V đến 500V tạo ra một cường độ điện trường lớn. Dây tóc giữ nhiệm vụ đốt nóng giải phóng các electron, các ion này thu được động năng rất lớn và khi chúng va chạm với các phân tử khí sẽ làm ion hóa các phân tử khí và phát ra ánh sáng. Sau mỗi va chạm lại xuất hiện thêm một electron nữa (cùng với một ion dương), hai electron này thu được động năng lớn lại tiếp tục làm ion hóa các phân tử khác và tiếp tục phát sáng.
Đèn Deuterium cung cấp ánh sáng mạnh và ổn định trong vùng UV có bước sóng từ 160 – 400 nm. Trong các loại máy quang phổ kỹ thuật cao ngày nay thường được trang bị loài đèn này, thiết kế đặt biệt của nó giúp tăng tối đa tuổi thọ của đèn mà không làm giảm hiệu xuất của thiết bị. 
Công nghệ phát xung được áp dụng giúp cho đèn dể dàng chuyển sang trạng thái năng lượng thấp, điều này làm tăng tuổi thọ của đèn gấp 3 lần so với các đèn thông thường.
Đèn halogen tungsten
Đèn halogen tungsten là một bóng đèn sợi đốt bao gồm một dây tóc tungsten được bọc kín trong một bóng đèn nhỏ gọn với một hỗn hợp của một khí trơ và một lượng nhỏ khí halogen. Đèn halogen có thể hoạt động ở nhiệt độ, công suất và tuổi thọ cao hơn.
Màu sắc của ánh sáng phụ thuộc vào cấu trúc nguyên tử của khí được sử dụng bên trong, khí halogen cho ánh sáng trắng hơn không khác với ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời). Do đó ánh sáng này có hiệu suất chiếu sáng cao hơn, kích thước bóng nhỏ hơn cho phép sử dụng nó trong các hệ thống quang học nhỏ như máy đo quang phổ,…
 Đèn Tungsen cung cấp ánh sáng ổn định. Có bước sóng từ 320 nm – 1100 nm.

Biểu đồ so sánh 2 vùng bước sóng của đèn Tungsten và Deuterium
Cả hai đèn Deuterium và Tungsten đều được yêu cầu để bao phủ toàn bộ dải bước sóng từ 190 nm đến 1100 nm.
Đèn tungsten là một nguồn sáng phổ biến nhất trong các thiết bị quang phổ, thời gian sử dụng khoảng 1200 giờ.
Flash xenon
Đèn flash bao gồm một ống thủy tinh kín, được làm đầy với xenon và các điện cực nhô ra vào mỗi đầu của ống.

Hình ảnh mô tả nguyên lý cấu tạo cơ bản bóng Flash xenon
Nguyên lý hoạt động cơ bản đèn Flash xenon
Tụ C1 là điện tích qua điện trở R2. Khi SW1 được nhấn C1 xả nhanh, mặc dù T2 tạo ra xung điện áp cao làm ion hóa khí trong ống, khiến cho C3 xả qua ống, do đó sẽ tạo ra một tia sáng.
Tụ điện C3 1 loại tụ photoflash đặc biệt chúng có thể chịu được tốc độ xả cao, chiệu được điện áp cao lên đến 500V.
Đèn flash Xenon tạo ra xung ánh sáng nhấp nháy khoản 80 lần/giây. Đèn này không cung cấp độ ổn định quang học của đèn deuterium / Tungsten, nhưng chúng cung cấp các đặc điểm phổ liên tục từ tia cực tím đến hồng ngoại để cung cấp ánh sáng nhân tạo gần với ánh sáng mặt trời tự nhiên nhất.
Người dùng cũng có thể điều chỉnh phổ đầu ra bằng cách chuyển đổi vật liệu cửa sổ hoặc thêm bộ lọc quang học.
Led (light-emitting diode)



Cấu tạo Led
Led là một diode nối tiếp p-n phát ra ánh sáng khi được kích hoạt. Các electron có thể tái kết hợp với các lỗ electron trong thiết bị, giải phóng năng lượng dưới dạng photon. Hiệu ứng này được gọi là phát quang điện, và màu của ánh sáng (tương ứng với năng lượng của photon) được xác định bởi khoảng cách dải năng lượng của chất bán dẫn.
Led được sử dụng cho các ứng dụng bước sóng đơn lẻ, đèn Led ổn định, chi phí thấp và tuổi thọ dài từ 1000 đến 2000 giờ.
Bộ tán sắc (Monochromator)
Đến với thành phần tiếp theo của quang phổ UV ta có thể nhìn thấy được đó là bộ tán sắc. Chức năng của chúng là tạo ra một chùm bức xạ đơn sắc, có nghĩa là 'bức xạ bước sóng đơn' có thể được chọn từ một loạt các bước sóng. 
Các thành phần thiết yếu của bộ đơn sắc là:
-         Khe vào (Entrance slit)
-         Bộ phân tách ánh sáng (Dispersion device)
-         Khe ra (Exit slit)
Bức xạ đa sắc (bức xạ có nhiều hơn một bước sóng) đi vào bộ tán sắc thông qua khe vào. Các chùm tia được tới đập vào bộ phận phân tách ánh sáng (thường dùng lăng kính hay bộ lọc ánh sáng) ở một góc. Các chùm tia tới được chia thành các bước sóng thành phần của nó bởi lăng kính (hay cách tử) và đi ra ở khe ra, tùy thuộc và nhu cầu sử dụng thì người ta chỉ cần lấy 1 bước sóng thông qua điều chỉnh khe ra.
Lăng kính (Prism)
            Lăng kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa, thạch anh ...) thường có dạng lăng trụ tam giác, những bức xạ có bước sóng khác nhau sẽ bị bẻ gãy thành những góc khác nhau khi đi ra khỏi lăng.
            Lăng kính được chia làm các loại sau:
-         Lăng kính tán xạ.
-         Lăng kính phản xạ.
-         Lăng kính phân cực.
Trong phép đo quang phổ người ta sử dụng lăng kính phân cực. Ánh sáng trắng sau khi đi qua lăng kính phân cực, ánh sáng trắng được tách ra thành các thành phần khác nhau của ánh sáng trắng.

Nguyên lý hoạt động lăng kính phân cực

Cách tử (Gratings)
Cách tử được cấu tạo với vô số những khe rất nhỏ cách điều nhau trên một điện tích bề mặt, khoảng 200 khe trên một mật độ rộng 1cm.
Cách tử được chia làm 2 loại là cách tử truyền xạ và cách tử phản xạ mỗi loại còn phân chia ra nhiều loại nhỏ khác…


Nguyên lý hai loại cách tử
Khi ánh sáng lang truyền qua cách tử sẽ xẩy ra hiện tượng tán xạ tạo ra những phổ tương tự như phổ tạo ra bởi lăng kính, tuy nhiên nó tạo ra được nhiều phổ và trải rộng hai bên. phổ trung tâm.

Tán xạ tạo ra nhiều phổ trải rộng hai bên phổ trung tâm

          Ngoài ra người ta còn dùng các loại kính lọc đơn sắc để tách lấy bước sóng cần thiết cho phép đo. 

Hệ thống kính lọc màu trên máy xét nghiệm sinh hóa VegaSys
           Cuvettes
Cuvette là một ống nhỏ có dạng tròn ống tròn hoặc ống vuông, được bịt kín đầu. Được cấu tạo từ vật liệu nhựa, thủy tinh, hoặc thạch anh đây là những vật liệu có thể cho ánh sáng truyền qua. Chúng được thiết kế để chứa các mẫu nước, dung dịch dùng cho máy quang phổ để định lượng hoặc xác định phổ và bước sóng của mẫu dung dịch. Cuvet được thiết kế dạng ống vuông, ống tròn hoặc ống hình chữ nhật.

Các dạng khác nhau của cuvette

Cuvectte gồm các loại sau:
-   Cuvet nhựa chỉ dùng 1 lần thường được sử dụng trong các xét nghiệm nhanh mà trong đó tốc độ là quan trọng hơn so với độ chính xác của phép đo.
-   Cuvet thủy tinh thường dùng trong phạm vi bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.
-   Cuvette thạch anh có độ chính xác cao dùng cho cả bước sóng tia UV dải NIR.
Trong mỗi loại chất liệu cấu tạo nên cuvet thì độ chính xác của từng loại là khác nhau:
-   Với cuvet thủy tinh, dùng trong bước sóng từ 340-2500nm và nó truyền qua tới 80% độ dung sai là 1% tại bước sóng 350nm.
-   Cuvette nhựa được dùng cho bước sóng từ 380-780nm (vùng ánh sáng nhìn thấy).
Còn đối với thạch anh được chia ra các loại :
-   Thạch anh nung chảy dùng với bước sóng dưới 380 nm (vùng quang phổ cực tím).
-   Thạch anh UV hoạt động ở dải bước sóng từ 190-2500 nm với độ dung sai 1% ở 220 nm.
-   Thạch anh ES có khoảng bước sóng từ 190-2000 nm độ dung sai là 1% ở 220nm.
-   Thạch anh IR có khoảng bước sóng từ 220-3500 nm, độ dung sai cho phép 1& tại 2730nm.
           Đầu dò (Detecter)
Là bộ phận thu nhận ánh sáng sau khi đi qua dung dịch mẫu, hầu hết các Detecter sử dụng hiệu ứng quang điện tín hiệu quang học sẽ được thu nhận và chuyển thành tín hiệu điện dòng điện tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
Yêu cầu kỹ thuật của bộ Detecter:
-   Có độ nhạy cao để thu được những bức xạ có năng lượng thấp.
-   Đáp ứng tần số cao.
-   Sự ổn định lâu dài.
-   Tín hiệu điện của detecter dể khuếch đại bởi bất kỳ bộ khuyết đại nào.
Các loại detecter thường dùng:
-   Bộ ghép và nhân quang (Photomultiplier) hình 2.21.
-   Photodiode: hay còn gọi là diode quang là một loại diode bán dẫn chuyển đổi năng lượng photon thành tín hiệu điện theo hiệu ứng quang điện. 

Một số dạng Photodiode cua hãng HAMAMATSU
Máy quang phổ chùm đơn: máy quang phổ 1 chùm tia phải đo 2 lần, 1 lần với mẫu chuẩn (chỉ chứa dung môi) và 1 lần với mẫu cần đo (chứa dung dịch cần phân tích) -> I0 trong 2 lần đo phải không đổi -> kết quả phân tích không chính xác.
Máy quang phổ chùm đôi: máy quang phổ 2 chùm tia thì ánh sáng tới được tách làm 2 chùm : 1 đi qua mẫu chuẩn (Reference) và 1 lần đi qua mẫu cần đo, sau đó cùng đi vào đầu thu để so sánh cường độ -> chỉ phải đo 1 lần -> kết quả phân tích chính xác và tính được ngay độ hấp thụ A.

Ứng đụng phương pháp đo quang phổ trong lĩnh vực y học

Phân tích Vitamin A và phẩm nhuộm màu trên dây chuyền sản xuất trong công nghiệp Dược.
Xác định protein tổng có trong nước tiểu.
Phân tích tế bào máu.
Phân tích DNA/RNA, protein.
Phân tích dược phẩm, nông dược,…